Bảo hiểm Thân Vỏ Ô Tô chính là sản phẩm bảo hiểm ô tô mà khách hàng mua và thường được sử dụng nhất bên cạnh bảo hiểm bắt buộc. Vậy khi mua bảo hiểm thân vỏ xe ô tô bạn cần phải lưu ý những vấn đề gì để tránh những rủi ro sau này bởi phí đóng bảo hiểm thân vỏ cũng không hề ít
Thế Nào Là Bảo Hiểm Thân Vỏ Xe Ô Tô
Giống như chính tên gọi dành cho sản phẩm bảo hiểm này, bảo hiểm thân vỏ ô tô là gói bảo hiểm dành cho các phụ kiện bên ngoài xe như: cabin toàn bộ, ca lăng, capo, chắn bùn, toàn bộ cửa và kính, toàn bộ đèn và gương, gạt nước, rửa kính, toàn bộ phần vỏ kim loại, nhựa hoặc gỗ…( Những thành phần thuộc về thân vỏ ô tô). Sau khi ký hợp đồng, nếu có sự cố xảy ra khiến phần thân vỏ của xe ô tô bị tổn hại thì khách hàng sẽ được hỗ trợ chi phí để sửa chữa, thay mới nếu có
Hiện nay, giá trị của bảo hiểm thân vỏ ô tô đang được rất nhiều hãng tính theo phí bảo hiểm nhân với giá trị của xe ô tô. Với mỗi hãng thì số % tính phí bảo hiểm thân vỏ sẽ khác nhau, nhưng thông thường mức phí này rơi vào khoảng từ 1.4 cho đến 2% tổng giá trị xe, bên cạnh đó sẽ phụ thuộc vào những điều khoản mà bạn ký kết
Ví dụ: Bạn mua một chiếc xe 500 triệu đồng với mức phí bảo hiểm 1,7% thì giá bảo hiểm thân vỏ xe ô tô bạn phải trả là:
(1,7*500.000.000)/100 = 8.500.000 đồng.
Khác với bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc tất cả chủ xe cơ giới đều phải mua, bảo hiểm thân vỏ ô tô là do nguyện vọng của khách hàng
Tại Sao Bạn Nên Mua Bảo Hiểm Thân Vỏ
Không ít khách hàng sẽ có suy nghĩ rằng, mình đi cẩn thận có bao giờ va chạm đâu mà phải mua bảo hiểm thân vỏ, 1 năm tiết kiệm được gần chục triệu đồng. Mặc dù vậy, đối với hạ tầng giao thông, đường xá Việt Nam hiện nay có đặc điểm chật hẹp, phương tiện giao thông đa dạng, chính vì thế, việc va chạm thường xuyên xảy ra, có thể không xuất phát từ phía mình mà xuất phát từ phía xe khác đi ẩu
Nói một cách chi tiết, nếu có xảy ra va chạm trong quá trình tham gia giao thông thì chi phí sửa chữa, thay thế liên quan tới các chi tiết phần thân vỏ bị hư hỏng sẽ được công ty bảo hiểm chi trả toàn phần hoặc một phần tùy vào mỗi trường hợp. Tất nhiên, mức chi phí chi trả đó sẽ được chuyên gia thẩm định của hãng đề xuất hoặc dựa theo hóa đơn sửa chữa xe ô tô đưa ra trong báo giá
Khi tham gia bảo hiểm, tùy thuộc vào yêu cầu của chủ xe, quy tắc bảo hiểm mà chủ xe tham gia có thể có các phạm vi quyền lợi bảo hiểm như sau khi phát sinh thiệt hại gây ra cho chiếc xe:
- Tai nạn ngẫu nhiên, bất ngờ ngoài sự kiểm soát của chủ xe/lái xe trong những trường hợp như đâm va, lật, đổ, rơi, chìm, hỏa hoạn, cháy nổ, bị các vật thể khác rơi, va chạm vào.
- Các tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên gây ra như giông, bão, lũ, lụt, sạt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thấn.
- Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe
- Chi phí cẩu kéo, xạc nổ động cơ (nếu có và của từng công ty bảo hiểm áp dụng với phạm vi khác nhau.
Ngoài ra, công ty bảo hiểm cho chi trả cho các chi phí phát sinh do chủ xe thực hiện nhằm cứu vớt, cứu chữa… với mục tiêu ngăn ngừa tổn thất phát sinh thêm do rủi ro gây nên.
Các chi phí có thể được mở rộng tăng phạm vi bảo hiểm cho khách hàng:
- Bảo hiểm mất cắp bộ phận
- Bảo hiểm lựa chọn cơ sở sửa chữa
- Bảo hiểm thủy kích
- Bảo hiểm không tính khấu hao thay mới
- Bảo hiểm cho việc gián đoạn hoạt động của xe (chi phí thuê xe trong thời gian sửa chữa)
- Bảo hiểm hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam
Những lưu ý khi làm bảo hiểm thân vỏ cho ô tô
Sẽ có một số vấn đề bạn cần lưu ý trước khi mua bảo hiểm thân vỏ ô tô như sau
Có thể lách luật để nhận bảo hiểm
Trên nhiều diễn đàn ô tô tại Việt Nam, có nhiều khách hàng đặt câu hỏi rằng, nếu xe của họ bị hỏng thân vỏ rồi mới mua bảo hiểm thì liệu bảo hiểm có chi trả tiền cho họ nếu họ muốn thay thế thân vỏ hay không. Thực tế, bảo hiểm thân vỏ ô tô là dạng bảo hiểm dạng bồi thường thiệt hại vật chất, tức là nó không có tác dụng trong trường hợp khách hàng muốn tu sửa thân vỏ, đặc biệt là rất khó bởi khi bạn làm bảo hiểm, sẽ có nhân viên thẩm định của công ty bảo hiểm đến xem xét hiện trạng xe rồi mới tiến hành làm bảo hiểm.
Tuy nhiên, cũng không phải là không có cách lách luật. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể lách luật khi nhân viên thẩm định và làm bảo hiểm cũng thông đồng với bạn. Hoặc trong trường hợp nhân viên làm bảo hiểm không có mặt để thẩm định xe mà chỉ yêu cầu gửi ảnh, thì bạn có thể giấu nhẹm một số điểm xấu của chiếc xe bằng việc chỉnh sửa tấm ảnh, có điều bạn cũng phải đảm bảo rằng bạn có đủ trình độ để photoshop không bị phát hiện. Tuy nhiên, Oto.com.vn không khuyến cáo bạn đi theo phương pháp này bởi nếu bị phát hiện “ăn gian” trong lúc tiến hành rà soát hồ sơ, bạn sẽ chết chắc.
Nếu bạn không biết làm thủ tục, hãy nhờ gara
Có rất nhiều khách hàng bận rộn nhưng muốn mua bảo hiểm thân vỏ xe, đặc biệt là khách hàng nữ. Họ băn khoăn làm thế nào để tiết kiệm thời gian mà vẫn làm xong thủ tục bảo hiểm. Đơn giản thôi, bạn chỉ cần lái chiếc xe của mình đến gara ô tô mà bạn quen, sau đó nhờ gara gọi bảo hiểm đến.
Thông thường, mỗi gara đều liên kết với 1 hãng bảo hiểm nhất định, họ sẽ rất vui lòng nếu bạn lựa chọn gara của họ để giao dịch với bảo hiểm (bởi việc giới thiệu khách hàng cho bảo hiểm sẽ giúp gara ăn được hoa hồng hoặc một số lợi ích nhất định). Lúc này, việc của bạn là đợi để gara và bảo hiểm làm việc với nhau, xong việc là đánh xe đi về, vừa tiết kiệm thời gian vừa đỡ tốn công sức.
Bạn phải là người quyết định gara bảo hiểm
Một điều quan trọng trong việc chọn công ty bảo hiểm là bạn nên tìm các công ty có quan hệ với các gara uy tín hay có địa điểm tiện đi lại. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến mức độ ăn ý hay thân thiết giữa gara và đơn vị bảo hiểm để tránh các thủ tục mất thời gian. Một điều nữa là bạn cần cân nhắc dịch vụ cứu hộ 24/24 của hãng bảo hiểm, cần thiết thì có thể xem trước review về đội ngũ nhân viên giải quyết bồi thường của hãng có thực sự “có tâm”, nhanh nhẹn và chuyên nghiệp không.
Ở Việt Nam, rất nhiều hãng bảo hiểm liên kết với một số gara sửa chữa lớn nên khi kí hợp đồng họ thường giới thiệu cho bạn vào những gara đó. Tuy nhiên, nếu cảm thấy gara mà hãng bảo hiểm đưa ra không phù hợp, không đáng tin thì tốt nhất bạn nên từ chối. Hãy chắc chắn rằng bạn phải chọn được gara mà mình mong muốn được sửa chữa để tránh các trường hợp bị đánh giá sai thiệt hại (do gara và công ty bảo hiểm liên kết) hay tráo đổi đồ kém chất lượng.
Bảo hiểm không có tác dụng trong mọi trường hợp
Trong cuộc sống, va chạm là trường hợp thường phải gọi đến bảo hiểm nhất, lúc này ngoài bảo hiểm ra thì vụ tai nạn có thêm 1 người nữa. Vậy nên chủ xe sẽ phải bảo lưu quyền khiếu nại và gửi yêu cầu tới bên thứ 3 có lỗi để được bồi thường. Nói cách khác, vì người ta đâm bạn, nên bạn chỉ đòi được tiền của bảo hiểm một ít và số còn lại phải đòi bồi thường từ người đã đâm bạn.
Vậy nên, nếu bạn có ý định bỏ qua cho người đâm mình vì một vài lí do (như đang vội vã, không tiện giải quyết bồi thường ngay) thì tốt nhất bạn nên suy nghĩ lại, vì nếu bạn không đòi được bồi thường từ người đó thì bạn cũng sẽ không đòi được bồi thường trọn vẹn với bảo hiểm.
Đừng nên quá thật thà khi làm việc với bảo hiểm
Nếu bạn tham khảo trên các diễn đàn, group về xe ô tô, để ý sẽ thấy không phải tất cả các khách hàng đều được bảo hiểm bồi thường 100% chi phía sửa chữa, thông thường đối với rất nhiều người con số đó chỉ rơi vào 50-70%. Vậy thì cụ thể như thế nào
Câu trả lời chính là do bạn đã quá thành thực với bảo hiểm. Ý nghĩa của bảo hiểm chính là bồi thường và bù đắp cho cái sai của chủ xe. Nói cách khác, nếu như người khác đâm bạn, bảo hiểm sẽ mặc định rằng đó không phải lỗi của bạn, bảo hiểm sẽ không trả tiền. Nhưng nếu bạn khai báo với bảo hiểm rằng bạn vô tình lùi xe trúng tường, thì đó 100% là lỗi của bạn, bảo hiểm sẽ chi trả 100% chi phí sửa chữa cho bạn. Chế tài của bảo hiểm chính là vậy, vì bản chất của bảo hiểm là bù đắp cho rủi ro.
Đối với trường hợp khi 2 ô tô có va chạm với nhau sẽ bị bảo hiểm từ chối xảy ra khá thường xuyên. Bởi bảo hiểm thân vỏ sẽ không có tác dụng trong tất cả các trường hợp xảy ra. Không ít người nghĩ rằng cứ có đâm xe chỉ việc gọi bảo hiểm để được đền tiền, tuy nhiên trong trong trường hợp bạn tự xử lý với người đẫ đâm mình thì hãng bảo hiểm sẽ có lý do đó để từ chối vì không còn nghĩa vụ bồi thường nữa
Nói chung, khi khách hàng rơi vào trường hợp này hoặc bất kể trường hợp nào khác mà bảo hiểm thân vỏ xe ô tô có khả năng phát huy tác dụng thì bạn nên gọi trực tiếp lên bảo hiểm đẻ hỏi khi có va chạm xảy ra và được hướng dẫn. Trong trường hợp có công an đến kiếm tra và giải quyết bạn cũng nên chụp lại tất cả các bằng chứng, dữ liệu để bảo hiểm làm việc sau này. Hiện nay trên thị trường có một số hãng sẽ ưu tiên xử lý đến bù trước cho khách hàng, sau đó mới tiến hành lấy ủy quyền của khách hàng để nhận đền bù từ bên thứ 3.
Mục lục nội dung